Việc lên ý tưởng kinh doanh bền vững là bước đi quan trọng tạo nền móng phát triển cho một dự án kinh doanh trong khởi nghiệp. Có những ý tưởng kinh doanh hay và phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và nguồn lực. Vậy làm thế nào để có thể đưa ra một ý tưởng kinh doanh tốt và thu về lợi nhuận cao? Hãy để Digimat gợi ý giúp bạn các bước lên ý tưởng kinh doanh bền vững mà bạn có thể áp dụng thông qua bài viết bên dưới đây nhé!
DIGIMAT CHUYÊN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ DIGITAL MARKETING TOÀN DIỆN, TIẾT KIỆM, NHANH CHÓNG CHO STARTUPS & SMEs TOÀN QUỐC. KHÁCH HÀNG CỦA DIGIMAT TRẢI KHẮP CÁC NGÀNH NGHỀ & KHU VỰC.
LIÊN HỆ NGAY HOTLINE (ZALO) ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI 30% TRONG HÔM NAY: 0981 662 361
Nội dung chính
- Ý tưởng kinh doanh bền vững là gì?
- 10 bước lên ý tưởng kinh doanh bền vững dành cho người mới bắt đầu
- Bước 1: Chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp
- Bước 2: Tiến hành nghiên cứu thị trường
- Bước 3: Lập kế hoạch kinh doanh của bạn
- Bước 4: Đánh giá tài chính
- Bước 5: Quan tâm đến các vấn đề pháp lý
- Bước 6: Đặt tên doanh nghiệp
- Bước 7: Bắt đầu xây dựng đội ngũ của bạn
- Bước 8: Tìm địa điểm kinh doanh
- Bước 9: Tạo sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên
- Bước 10: Quảng bá doanh nghiệp của bạn
Ý tưởng kinh doanh bền vững là gì?
Ý tưởng kinh doanh bền vững được hiểu là việc phác thảo ra những ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa bền vững. Đó là những chiến lược quản trị trong kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể thích nghi trong mọi trường hợp và đảm bảo được những lợi ích về lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, những ý tưởng kinh doanh bền vững sẽ mang ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường, giải quyết được các vấn đề đang còn tồn động trong xã hội.
10 bước lên ý tưởng kinh doanh bền vững dành cho người mới bắt đầu
Bước 1: Chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp
Việc chọn ra ý tưởng phù hợp đòi hỏi bạn phải dành ra nhiều thời gian để đánh giá, xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì? Những kỹ năng bạn đang có? Bạn thích làm gì? Số vốn bạn có thể bỏ ra cho ý tưởng kinh doanh là bao nhiêu?
Ngoài ra, để có thể nâng cao chất lượng lựa chọn ý tưởng kinh doanh bạn có thể ra ngoài gặp gỡ nhiều người, tham gia nhiều chương trình, hội thảo để mở rộng tầm nhìn, đặt vấn đề và tìm lời khuyên từ những người thành công khác. Việc lựa chọn được một ý tưởng kinh doanh phù hợp với năng lực của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc định hướng và phát triển kế hoạch kinh doanh bền vững.
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu thị trường
Sau khi đã có ý tưởng kinh doanh bền vững thì việc tiếp theo bạn cần làm là tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của thị trường, khách hàng mục tiêu của bạn. Từ đó nghiên cứu được hành vi tiêu dùng của các cá nhân, đánh giá được tiềm năng, cơ hội và những thách thức có thể gặp khi thực hiện ý tưởng kinh doanh này.
Ở bước này bạn nên trả lời được một số câu hỏi như:
- Nhu cầu của khách hàng mục tiêu hiện lại là gì? Mong muốn và nhu cầu của thị trường?
- Sẽ có khoảng bao nhiêu khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra để trải nghiệm dịch vụ của bạn?
- Số tiền khách hàng chấp nhận chi trả cho sản phẩm, dịch vụ tương tự là bao nhiêu?
Bước 3: Lập kế hoạch kinh doanh của bạn
Khi đã xác định được các yếu tố trên bạn sẽ hình thành được sơ bộ ý tưởng của mình. Việc cần làm lúc này là ý tưởng hóa những suy nghĩ trong đầu thông qua việc lên kế hoạch kinh doanh cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn chính thức hóa ý tưởng và hợp lý hóa quá trình kinh doanh.
Bước lập kế hoạch kinh doanh này, bạn cần phải liệt kê rõ ràng một số điều sau:
- Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp là gì? Nó có thể giải quyết vấn đề nào của khách hàng? Sự khác biệt của sản phẩm bạn cung cấp so với đối thủ cạnh tranh?
- Phác họa chân dung khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Làm thế nào bạn có thể thu hút họ trải nghiệm sản phẩm của mình?
- Đội ngũ nhân viên bạn cần thuê như thế nào? Các mối quan hệ cần hình thành ra sao?
- Kế hoạch tài chính, vận hành doanh nghiệp, bản dự trù tài chính trong những năm hoạt động.
Bước 4: Đánh giá tài chính
Dự trù tài chính là bước quan trọng trong việc giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng đồng vốn trong việc kinh doanh. Bạn cần xem xét các chi phí sẽ phát sinh trong quá trình kinh doanh, dự án kinh doanh của bạn có những nguồn vốn tài trợ nào? Kế hoạch trả nợ vay ra sao nếu bạn vay ngân hàng? Việc xác định các chi phí đầu tư ban đầu sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể thẩm định và phân tích định giá dự án của mình dựa trên cơ sở số liệu dự phóng ban đầu để đánh giá tiềm năng dự án. Điều này sẽ giúp bạn có kế hoạch dự trù tài chính cho những tình huống có khả năng phát sinh trong tương lai.
Bước 5: Quan tâm đến các vấn đề pháp lý
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với những vấn đề pháp lý. Việc tìm hiểu kỹ những vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp sẽ giúp bạn hạn chế vi phạm quy định do nhà nước ban hành. Một số khía cạnh pháp lý bạn cần xem xét đến như:
- Cơ cấu kinh doanh, ngành nghề kinh doanh hợp pháp.
- Tên doanh nghiệp (cách đặt tên, quy tắc đặt tên), bản quyền tên thương hiệu, bằng sáng chế…
- Quy trình đăng ký doanh nghiệp của bạn
- Quy trình yêu cầu cấp mã số thuế và giấy phép kinh doanh theo quy định.
Bước 6: Đặt tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp của bạn sẽ được đặt tên như thế nào? Khi đặt tên cho doanh nghiệp bạn cần lưu ý tuân theo những quy định về đặt tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp để tránh vi phạm các quy tắc và làm gián đoạn quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh.
Bước 7: Bắt đầu xây dựng đội ngũ của bạn
Bạn không thể nào xây dựng một doanh nghiệp mà chỉ có một mình. Vì vậy, việc xây dựng một đội ngũ nhân viên cho mình sẽ giúp bạn phân chia công việc hiệu quả, giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững sau này.
Bước 8: Tìm địa điểm kinh doanh
Xác định địa điểm trụ sở kinh doanh cũng là một việc quan trọng. Để tìm được một địa điểm phù hợp bạn cần dựa vào đặc điểm ngành nghề và loại hình kinh doanh mình đang thực hiện để chọn địa điểm phù hợp. Bạn có thể trả lời như câu hỏi sau để xác định không gian làm việc của mình:
- Doanh nghiệp của mình kinh doanh mặt hàng nào? Có sản phẩm tồn kho không?
- Kế hoạch tạo điểm bán và cung cấp dịch vụ trực tiếp?
- Có quy trình sản xuất đóng gói sản phẩm không?
Dựa vào những câu hỏi trên sẽ giúp bạn tìm ra được những yêu cầu về địa điểm kinh doanh phù hợp, tránh rủi ro tìm địa điểm không phù hợp hoặc quá nhỏ so với nhu cầu.
Bước 9: Tạo sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên
Bạn có thể khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng thông qua việc tạo ra một lượng sản phẩm bán thử trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt để tung ra thị trường. Các công tác về xây dựng chiến dịch quảng cáo, phác thảo hình ảnh sản phẩm, bao bì cũng sẽ được thực hiện trong bước này.
Bước 10: Quảng bá doanh nghiệp của bạn
Xúc tiến quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên tham gia kinh doanh trong nền kinh tế là bước quan trọng giúp bạn tạo lập các mối quan hệ làm ăn bền vững. Từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tăng doanh thu bán hàng.
Trên đây là toàn bộ bài viết “10 bước lên ý tưởng kinh doanh bền vững dành cho người mới bắt đầu hiệu quả” mà phòng marketing thuê ngoài DIGIMAT gửi đến bạn đọc tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết trên đây giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng vào việc lên ý tưởng kinh doanh bền vững của mình sau này. Và nếu gặp khó khăn không thể giải quyết thì bạn hoàn toàn có thể tìm đến Digimat. Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0981 662361 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
- Xem thêm: Dịch vụ marketing online giá rẻ tại DIGIMAT
- Xem thêm: Dịch vụ thiết kế landing page giá rẻ
- Xem thêm:Khóa học quảng cáo Facebook online