Over 10 years we helping companies reach their financial and branding goals. Onum is a values-driven SEO agency dedicated.

CONTACTS
Kiến thức về website

Cách vẽ sitemap cho website đơn giản và hiệu quả nhất

Nếu bạn đang làm việc liên quan đến website hay SEO, chắc hẳn bạn đã nghe qua sitemap website. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc “nghe qua” và bây giờ bạn muốn tìm hiểu cách vẽ sitemap cho website của mình, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo! Trong bài viết dưới đây, dichvudigitalmarketing.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ và hướng dẫn cho bạn cách tạo sitemap cho website đơn giản nhất. 

1. Sitemap là gì?

Sitemap hay sơ đồ trang web là một tập hợp các trang của một trang web được xây dựng dành cho trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm hoặc người sử dụng. Hay hiểu đơn giản đó là một tập sơ đồ dạng văn bản có chứa tất cả các URL của website, thể hiện sự liên kết có hệ thống, rõ ràng, rành mạch giữa trang chính và các trang con. Sitemap thường được lưu trữ dưới 2 định dạng là XML hoặc HTML.

  • HTML sitemap: Định dạng này liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của website. Thứ tự các URL sẽ được liệt kê sắp xếp theo thư mục và hiển thị theo tiêu đề trang. Định dạng HTML sitemap giúp cho người dùng di chuyển và tìm được thông tin một cách dễ dàng.
  • XML sitemap: Định dạng này hiển thị danh sách các URL của website theo chuẩn đặc biệt XML. Thứ tự URL sẽ được liệt kê theo thứ tự ưu tiên tùy vào lựa chọn của người quản trị website. XML sitemap cho phép người quản trị website thông báo tới công cụ tìm kiếm về các URL nhằm tạo thuận lợi cho quá trình Index.
Cách vẽ sitemap cho website theo 2 định dạng là XML hoặc HTML
Tạo sitemap thường theo 2 định dạng là XML hoặc HTML

2. Tại sao nên tạo sitemap cho website?

Các công cụ tìm kiếm như Google luôn hiển thị các kết quả phù hợp nhất đối với người dùng. Để làm được điều này một cách hiệu quả, họ sử dụng trình thu thập thông tin trang web để đọc, sắp xếp (Crawl) và lập chỉ mục (Index) thông tin trên Internet. 

Khi tạo sitemap cho website sẽ giúp trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc nội dung trên trang web của bạn và lập chỉ mục chúng một cách nhanh chóng. Điều này là cơ hội tốt giúp trang web của bạn tăng thứ hạng.

Ngoài ra, sơ đồ trang web sẽ cho công cụ tìm kiếm biết vị trí trang web, thời điểm nó được cập nhật, tần suất cập nhật và tầm quan trọng của trang cũng như các trang liên quan khác trong website của bạn. Nếu không có sơ đồ trang web thích hợp, các bot của công cụ tìm kiếm có thể nghĩ rằng, website của bạn có nội dung trùng lặp, điều này thực sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng SEO của bạn.

3. Cách vẽ sitemap cho website đơn giản nhất

Hiện nay bạn có thể tìm kiếm rất nhiều công cụ khác nhau để tạo sitemap, nhưng trong bài viết này dichvudigitalmarketing.vn sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sitemap cho website rất hiệu quả và được rất nhiều SEOer tin tưởng sử dụng.

3.1. cách tạo sitemap cho website bằng công cụ phổ biến

Bước 1: Bạn truy cập vào trang http://www.xml-sitemaps.com/

Bước 2: Bạn cần điền các thông số theo yêu cầu như:

Starting URL: Nhập địa chỉ website của bạn.

Change frequency: Bạn có thể chọn thông số phù hợp nhưng nên chọn là daily.

Last modification: Chọn Use server’s response

Priority: Bạn để tự động (Automatically calculated priority)

Sau khi hoàn tất các thông số trên, bạn bấm vào Start và chờ trong giây lát, nếu website của bạn có nhiều trang thì quá trình này sẽ lâu hơn một chút. Khi quá trình này hoàn tất, bạn sẽ nhận được một danh sách các file sitemap, nhưng bạn chỉ cần quan tâm đến 4 file là: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt.

Bước 3: Tiếp theo là tải file xml về. Sau đó sử dụng ứng dụng Notepad ++ để mở file sitemap.xml để cài đặt thông số Priority cho các URL theo ý bạn.

Lưu ý là thông số Priority quy định sự quan trọng của các URL đối với trang web của bạn, nếu URL nào quan trọng bạn nên đặt cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10 điểm.

Bước 4: Up file xml lên trang web của bạn (ngang bằng với file index).

Bước 5: Vào công cụ Google Search Console để cập nhật sitemap. Đầu tiên bạn đi tới Google Search Console -> Sitemaps -> dán vào vị trí sitemap -> nhấn Submit.

3.2. cách vẽ sitemap cho website WordPress

Nếu như website của bạn được thiết kế trên nền tảng của WordPress, thì việc vẽ sitemap lại càng dễ dàng hơn. Để tạo sitemap cho website wordpress bạn chỉ cần cài plugin hỗ trợ cho việc tạo sitemap xml là đã hoàn thành rồi. WordPress hiện có rất nhiều plugin có thể giúp bạn tạo sitemap nhanh chóng chỉ trong vài click chuột, một vài plugin phổ biến nhất để tạo sitemap online là Yoast SEO và Google XML sitemap.

Cách vẽ sitemap cho website WordPress bằng Yoast SEO
Tạo sitemap cho website WordPress bằng Yoast SEO

4. Những lưu ý quan trọng khi tạo sitemap cho website

Trong quá trình vẽ sitemap cho website, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh gây ra những sự cố và để quá trình thao tác được dễ dàng hơn nhé!

  • Một tập tin sitemap không thể chứa quá 50.000 URL và phải nhỏ hơn 50MB khi giải nén. Nếu sơ đồ trang web của bạn lớn như vậy, hãy chia nó thành các file sitemap nhỏ hơn. Làm như vậy sẽ đảm bảo cho máy chủ website của bạn không bị quá tải.
  • Nếu bạn có nhiều hơn một sitemap, bạn có thể liệt kê chúng trong một tập tin chỉ mục sitemap.
  • Nếu URL chính của website là http://www.webcuaban.com/ thì URL trong sơ đồ trang web cũng phải có định dạng giống vậy.
  • Luôn đảm bảo rằng, mỗi phiên bản ngôn ngữ sẽ được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục và sử dụng các URL duy nhất. URL này có thể nằm trong các sitemap.
  • URL trong sơ đồ trang web không được chứa ID và sitemap của bạn phải xác định không gian tên XML sau:

xmlns = “http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9”

  • URL Sitemap phải được mã hóa UTF8 và phải được mã hóa cho dễ đọc đối với các máy chủ website.
  • Nếu trang web của bạn có thể truy cập trên cả hai phiên bản www và không www thì bạn không cần phải gửi sitemap khác nhau cho mỗi phiên bản.
  • Cấu trúc của sơ đồ trang web nên có tương quan với chính hệ thống có tính phân cấp của web. 
  • Khi tạo sitemap cho website bạn nên xây dựng tương ứng với thiết kế của nó.

5. Kết luận

Sitemap luôn là một trong những yếu tố quan trọng và đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động SEO của bạn, bởi nó giúp bot của công cụ tìm kiếm có thể truy xuất nội dung trên trang web nhanh chóng. Hy vọng rằng, bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích về các khái niệm, hướng dẫn cách vẽ sitemap cho website và một số lưu ý quan trọng trong quá trình tạo sitemap để giúp website của bạn trở nên thân thiện hơn trong mắt người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, nếu bạn muốn thiết kế website chuẩn SEO mà không cần phải lo tới việc phải tự mình tạo sitemap cho website thì dichvudigitalmarketing.vn sẽ giúp bạn với dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

[elementor-template id=”5186″]

Contact Me on Zalo