
Thỉnh thoảng khi đang truy cập Internet, người dùng sẽ đôi lúc gặp phải lỗi HTTP Error 403 với một thông báo hiển thị nội dung “you do not have permission to view…”. Lúc này người dùng sẽ không thể truy cập vào trang web mong muốn. Vậy lỗi HTTP Error 403 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này như thế nào? Hãy cùng Digimat tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết bên dưới đây nhé!
TRUYỀN THÔNG SỐ DIGIMAT LÀ AGENCY CHUYÊN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ MARKETING ONLINE TOÀN DIỆN, TIẾT KIỆM, NHANH CHÓNG CHO STARTUP & SME TOÀN QUỐC
LIÊN HỆ NGAY HOTLINE (ZALO) ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI 20% TRONG HÔM NAY: 0981 662 361
Nội dung chính
HTTP Error 403 là gì?
Lỗi Http Error 403 hay HTTP Error 403 – Forbidden được hiểu là một mã phản hồi lỗi HTTP (Hypertext Transfer Protocol) được sử dụng để báo hiệu rằng người dùng không được phép truy cập vào tài nguyên yêu cầu.
Cụ thể, mã lỗi 403 này thường được trả về máy chủ khi nhận được yêu cầu từ trình duyệt web, phần mềm khi bị từ chối truy cập vì lý do bảo mật (người dùng không có quyền truy cập, sai mật khẩu, giới hạn lượng truy cập được thiết lập bởi quản trị viên trang web).

HTTP error 403 là một lỗi khá phổ biến đối với rất nhiều người và cả quản trị viên. Bên cạnh đó, lỗi này có thể xuất hiện dưới nhiều dạng thông báo khác nhau ở các trang web khác nhau. Một số lỗi HTTP Error 403 phổ biến mà bạn có thể gặp phải như:
- 403 Forbidden: Mã lỗi này xảy ra khi người dùng cố gắng truy cập vào một web mà họ không có quyền hoặc bị hạn chế quyền truy cập.
- 403.1 Execute Access Forbidden: Lỗi này thường xảy ra khi người dùng yêu cầu truy cập vào một file CGI mà không có quyền thực thi (execute).
- 403.2 Read Access Forbidden: Mã lỗi này thường xảy ra khi người dùng yêu cầu truy cập vào một tệp tin nhưng không được phép đọc.
- 403.3 Write Access Forbidden: Lỗi này thường xảy ra khi người dùng yêu cầu truy cập vào một tệp tin nhưng không được phép ghi.
- 403.4 SSL Required: Mã lỗi này thông báo rằng người dùng yêu cầu truy cập một trang web được bảo mật bằng SSL (Secure Sockets Layer) nhưng không sử dụng kết nối an toàn.
- 403.5 SSL 128 Required: Lỗi này tương tự như 403.4 nhưng yêu cầu một kết nối SSL 128-bit.
- 403.6 IP Address Rejected: Mã lỗi này thường xảy ra khi địa chỉ IP của người dùng bị từ chối truy cập vào tài nguyên.
Nguyên nhân gây ra lỗi Http Error 403
Trong quá trình sử dụng Internet và truy cập các tài nguyên online, nếu bạn gặp phải lỗi HTTP error 403 thì nguyên nhân gây ra có thể là do:
- Quyền truy cập bị từ chối: Đây là nguyên nhân khá phổ biến khi người dùng không được quyền truy cập vào tài nguyên đó.
- Hạn chế quyền hạn: Một số tài nguyên có thiết lập quyền hạn truy cập. Vì vậy, nếu người dùng không được cấp quyền truy cập thì lỗi error 403 sẽ được hiển thị.
- Phần mềm chặn truy cập: Một số trường hợp hiển thị lỗi Error 403 có thể là do các phần mềm được cài đặt trong máy người dùng không cho phép họ truy cập. Chẳng hạn như phần mềm diệt virus, phần mềm chống spam… khi chúng phát hiện các thành phần bất thường trong web bạn truy cập.
- Cấu hình máy không tương thích: Một số trường hợp hiển thị lỗi có thể do cấu hình máy chủ bị lỗi, bao gồm cấu hình phần mềm máy chủ web hoặc các quy tắc bảo mật.
- Hạn chế địa chỉ IP: Một số tài nguyên thiết lập việc chặn sự truy cập từ một số địa chỉ IP cụ thể. Nguyên nhân có thể do quản trị viên quyết định hoặc cho chính phần mềm máy chủ thiết lập nên.

Cách sửa lỗi 403 Error hiệu quả và nhanh chóng
Sau khi đã biết lỗi http error 403 là gì và nguyên nhân xuất hiện lỗi này thì bạn có thể tìm cách khắc phục lỗi này theo hướng dẫn sau:
Tải lại trang
Lỗi 403 error là một lỗi phổ biến và thường xảy ra tạm thời trong thời gian ngắn. Vì vậy bạn có thể chờ một lúc và thử tải lại trang bằng cách nhấn phím tắt Ctrl + R hoặc F5 một vài lần để xem lỗi có mất hay không. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng hiệu quả vì phần lớn lỗi này đến từ máy chủ website.

Xóa Cookies và Cache
Không loại trừ trường hợp lỗi 403 error bạn gặp phải là do trang web đã được lưu vào bộ nhớ cache trong trình duyệt của bạn. Trong thời điểm hiện tại, đường linh dẫn đến trang web có thể đã bị thay đổi hoặc chỉnh sửa. Vì vậy, bạn có thể xóa bộ nhớ cache và cookies của trình duyệt để tải lại web.
Việc xóa cache không làm ảnh hưởng đến quá trình truy cập Internet của bạn nhưng sẽ tốn một ít thời gian để tỉa lại các dữ liệu đã xóa. Đối với việc xóa cookies thì bạn bắt buộc phải đăng nhập lại các web trước đó thay vì đã được lưu và điền tự động như trước đây.
Cách xóa bộ nhớ cache và cookies ạn có thể tham khảo các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Khởi động trình duyệt Chrome và nhấn chọn vào biểu tượng 3 dấu chấm ở góc màn hình bên phải.
- Bước 2: Nhấn chuỗi lệnh sau: More Tools > Clear Browsing Data… (Xóa dữ liệu duyệt…).
- Bước 3: Tại Time range (Phạm vi thời gian), nhấn chọn khoảng thời gian bạn muốn xóa và nhấp chọn cả 3 ô (như hình bên dưới). Cuối cùng, nhấn chọn Clear data (Xoá dữ liệu) để hoàn tất.
Kiểm tra quyền truy cập địa chỉ URL
Việc kiểm tra lại địa chỉ link và quyền truy cập cũng là một cách xử lý khi bạn gặp phải lỗi 403 error này. Bởi lễ, một số website sẽ yêu yêu cầu bạn đăng nhập rồi mới cho phép bạn tiếp tục truy cập.
Bên cạnh đó hãy kiểm tra lại link URL để chắc chắn rằng bạn bạn đang truy cập đúng link.
Quay lại trang web vào lúc khác
Nếu đã thử nhiều cách nhưng không thành công thì bạn có thể thoát ra và đợi một lúc rồi truy cập lại vào trang web đó. Bởi vì đôi khi trang web bạn truy cập đang gặp một số vấn đề kỹ thuật và đang đang được các kỹ thuật viên sửa chữa. Vì thế hãy quay lại sau khi họ đã sửa chữa xong lỗi.
Trên đây là toàn bộ bài viết liên quan đến lỗi http error 403 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này mà phòng marketing thuê ngoài Digimat gửi đến bạn đọc tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết trên đây giúp bạn biết thêm nhiều thông tin và cách thức khắc phục lỗi khi gặp phải các trường hợp về lỗi 403 như trên. Và nếu gặp khó khăn không thể giải quyết thì bạn hoàn toàn có thể tìm đến Digimat . Liên hệ ngay Hotline/Zalo: 0981 662361 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm: