
Nếu bạn là một người dùng và truy cập vào một website có tốc độ quá chậm, chắc hẳn bạn sẽ mất kiên nhẫn và rời đi ngay. Đúng vậy, tốc độ website chính là một yếu tố quan trọng đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Ngoài ra, đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng website của bạn, bởi các công cụ tìm kiếm luôn đề cao lợi ích cho người dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ảnh hưởng của tốc độ website, cũng như hướng dẫn cách check tốc độ website đơn giản và chính xác nhất.
Nội dung chính
1. Tốc độ website là gì?
Bạn thấy mọi người thường gọi tốc độ website, tốc độ trang, tốc độ tải trang và nghĩ rằng chúng là một, nhưng thực ra 3 khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
- Tốc độ website (site speed): là khoảng thời gian mà người dùng xem và tương tác với các nội dung trên website. Tốc độ website được đánh giá dựa vào ba khía cạnh là thời gian tải trang, tốc độ tải trang và thời gian mà các trình duyệt web xử lý, cho phép người dùng tương tác.
- Tốc độ trang (page speed): là thời gian tải một trang đơn lẻ trên website hay blog, được tính dựa trên khoảng thời gian mà trang cần để hiển thị đầy đủ nội dung hoặc tính từ khi bạn click vào link đến khi trình duyệt nhận được dữ liệu đầu tiên từ máy chủ website.
- Tốc độ tải trang (load page): là khoảng thời gian tính từ khi người dùng bắt đầu gửi yêu cầu truy cập trang web đến khi toàn bộ nội dung được hiển thị.

2. Tại sao phải check tốc độ website?
Chúng ta đã biết khi tốc độ website quá chậm sẽ đem lại trải nghiệm không tốt cho người dùng, và công cụ tìm kiếm sẽ không đánh giá cao website. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết những ảnh hưởng của tốc độ website dưới đây nhé.
- Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: đầu tiên luôn là người dùng, dù bạn cải thiện bất cứ điều gì trên website, hãy chú ý thật kỹ xem có ảnh hưởng đến người dùng của bạn hay không. Tốc độ website là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng khi họ truy cập. Theo thống kê của Kissmetrics, 40% người dùng truy cập và thoát khỏi website nếu quá trình tải mất hơn 3 giây.
- Ảnh hưởng đến traffic và chuyển đổi: nếu trang web của bạn tải quá lâu thì người dùng sẽ rời đi. Điều này đồng nghĩa với lưu lượng truy cập vào website của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và nếu bạn xây dựng website với mục đích kinh doanh, thì tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ giảm đáng kể, hay có thể hiểu đơn giản là bạn đang đánh mất đi khách hàng tiềm năng của mình, điều này nếu lâu dài sẽ kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng về doanh số.
- Ảnh hưởng đến SEO: Công cụ tìm kiếm dựa vào nhiều yếu tố khi quyết định thứ hạng của các website. Nhưng có một điều chắc chắn rằng các yếu tố này đều dựa trên lợi ích đem lại cho người dùng. Tốc độ website là một yếu tố như vậy. Do đó, nếu bạn muốn website của mình xếp hạng cao, thì bạn cần tập trung vào việc check tốc độ website xem đã ổn định chưa và tối ưu hóa nó.
3. Cách check tốc độ website chính xác nhất
3.1. Sử dụng công cụ để check tốc độ website
Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights hiện được đánh giá là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ website tốt nhất hiện nay, và hơn nữa nó lại hoàn toàn miễn phí và đáng tin cậy do được cung cấp bởi Google. Bạn chỉ cần nhập URL của website vào, một bản báo cáo toàn diện về tốc độ trang web trên cả máy tính và di động sẽ được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, công cụ này còn đưa ra một vài khuyến nghị để giúp bạn cải thiện tốc độ trang web của mình.
Google PageSpeed Insight đáng giá website và đưa ra kết quả trên thang điểm 100. Nếu bạn nhận được trên 90 điểm thì website của bạn đang có tốc độ rất tốt. Từ 50 đến 90 điểm cho biết bạn cần cải thiện thêm. Dưới 50 điểm là trang web đang có tốc độ rất chậm.

Web Page Analyzer
Web Page Analyzer hiện nay là một trong những công cụ check tốc độ website lâu đời nhất khi đã ra mắt cách đây gần 20 năm. Dù vậy, đây vẫn là một công cụ được các SEOer tin tưởng và sử dụng rất phổ biến. Sau khi nhập địa chỉ của trang web vào, công cụ này sẽ trả về cho bạn các dữ liệu như: kích thước trang, kích thước các thành phần riêng lẻ, nội dung và thời gian tải trang. Đồng thời đưa ra các gợi ý để bạn khắc phục các vấn đề đang gặp phải.
Dotcom Tools
Với Dotcom Tool, bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ tải trang tại 24 địa điểm ở khắp nơi trên toàn thế giới, thống kê thời gian load page và kích thước trang. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra trên cả thiết bị di động. Tất cả bài kiểm tra theo địa điểm đều có thể được thực hiện cùng lúc. Sau khi hoàn tất bài kiểm tra, bạn sẽ nhận được báo cáo về hiệu suất và báo cáo waterfall riêng lẻ cho mỗi vị trí.
Nếu nhu cầu của bạn đơn giản là kiểm tra tốc độ website, thì đây là một công cụ cực kỳ hiệu quả và miễn phí. Dotcom Tool không phân tích quá sâu, mà chỉ hiển thị các thông tin để bạn có cái nhìn tổng quát hơn về trang web của mình.
Pingdom Tools
Pingdom Tools là công cụ hữu ích giúp bạn phân tích tốc độ tải và hiệu suất của một trang web bất kỳ, đồng thời đưa ra cho bạn một số đề xuất giúp cải thiện tốc độ website tốt hơn. Công cụ cung cấp đầy đủ kết quả về thời gian tải trang, các kết nối đến trang, phân tích và thiết lập dạng biểu đồ thể hiện tốc độ website. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp tìm ra nguyên nhân gây chậm tốc độ tải trang và gợi ý hướng khắc phục hiệu quả.
Ngoài ra, nếu muốn theo dõi kỹ hơn về hiệu năng của trang web, bạn có thể mua gói trả phí để có thêm các dịch vụ khác như: theo dõi thời gian hoạt động, theo dõi tốc độ trang, theo dõi thông tin chi tiết của khách truy cập và server. Bất cứ khi nào có vấn đề, tính năng cảnh báo của công cụ sẽ thông báo cho bạn biết ngay lập tức.

Think with Google
Lại là một công cụ chính hãng đến từ Google – Think with Google cung cấp công cụ kiểm tra tốc độ tải trang web dựa trên các thiết bị di động. Công cụ này sẽ check tốc độ tải trang trong điều kiện sử dụng mạng di động để truy cập vào website.
Cách sử dụng công cụ này khá đơn giản. Mọi thứ bạn cần làm là nhập URL vào mục cần kiểm tra rồi nhấn Enter, sau đó ngồi đợi kết quả thôi. Công cụ sẽ cần một chút thời gian để kiểm tra và trả kết quả về cho bạn. Tốc độ trang, tỷ lệ người truy cập và thoát trang do tốc độ là hai chỉ số quan trọng được hiển thị ở ngay phần báo cáo sơ bộ. Ngoài ra, để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề mà website đang gặp phải, bạn có thể click vào Full Report.
3.2. Dùng tiện ích để kiểm tra tốc độ trang web
Alexa Traffic Rank
Alexa Rank là một tiện ích hoàn toàn miễn phí trong cửa hàng Chrome. Khi cài đặt thành công tiện ích, bạn chỉ cần vào website muốn kiểm tra, sau đó click vào tiện ích này là nó sẽ tự quét và trả về kết quả về cho bạn. Các thông số trong kết quả bao gồm tốc độ tải trang trung bình, xếp hạng tốc độ ở quốc gia và thế giới, độ an toàn của website,…Đây là một tiện ích rất tiện lợi, chỉ với một click là bạn có thể check tốc độ website mà mình muốn.
Lighthouse
Lighthouse là một tiện ích miễn phí của Google, cung cấp cho bạn các đề xuất chi tiết để cải thiện trang web của mình tốt hơn. Chắc hẳn bạn đang thấy công cụ này khá giống Pagespeed Insight. Đúng vậy, Pagespeed Insight lấy lõi – core của Lighthouse để kiểm tra tốc độ trang web. Điểm khác biệt là khi Lighthouse kiểm tra tốc độ, tiện ích này dùng chính thiết bị của bạn để kiểm tra thay vì dùng máy chủ của Google, do đó kết quả trả về sẽ rất khác Pagespeed Insight.

3.3. Check tốc độ website thủ công trên thiết bị của bạn
Để kiểm tra tốc độ website thủ công, đầu tiên bạn cần thoát tài khoản hoặc có thể dùng trình duyệt mới hoàn toàn và xóa hết cache, cookie. Sau đó click chuột phải chọn Inspect Element hoặc bấm phím F12 -> view page source -> networks -> bạn để ý phần chân trang bên phải sẽ thấy 2 chỉ số Load và Finish.
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ website mà bạn nên biết
- Vị trí của máy chủ quá xa gây ảnh hưởng tới tốc độ website.
- Theme sử dụng cho website quá nặng.
- Lạm dụng quá nhiều plugin hỗ trợ tăng tốc độ tải trang.
- Ảnh hưởng từ liên kết bên ngoài (sử dụng các widget).
- Chưa tối ưu mã nguồn HTML, CSS, js,…
- Hình ảnh chưa được tối ưu có thể dẫn tới tốc độ website bị chậm.
5. Kết luận
Vừa rồi bạn đã được hướng dẫn những phương pháp check tốc độ website đơn giản và chính xác nhất, cũng như hiểu rõ về ảnh hưởng của tốc độ website tới trải nghiệm người dùng và thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được cho website của mình một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để theo dõi và tối ưu website một cách tổng thể và hiệu quả, bạn cần tìm các đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp như dichvudigitalmarketing.vn để được hỗ trợ tốt nhất.
[elementor-template id=”5186″]